- So găng 2 đại gia bia rượu Habeco - Sabeco
- Đầu cơ thổi giá bia tăng cao
- Loạn giá bia trong siêu thị
- Làm xiếc với giá bia
Theo đề xuất của Bộ tài chính về việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cho mặt hàng bia, nhiều doanh nghiệp sản xuất bia cho rằng nguy cơ giá bia trong nước sẽ tăng là rất cao, hoạt động buôn lậu ngày càng nhiều và doanh nghiệp (DN) bia nội sẽ “chết yểu”.
Theo đó, thuế đánh vào mặt hàng bia dự kiến sẽ tăng thêm 15% trong vòng 3 năm tới. Tới năm 2018, thuế TTĐB đối với bia sẽ là 65% (mức thuế hiện tại là 50%).
Thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy, doanh thu thuần sản xuất bia giai đoạn 2009-2013 bình quân gần 20%/năm, từ mức 21.600 tỷ đồng năm 2009 lên 45.400 tỷ đồng năm 2013.
Lợi nhuận ngành bia trong vòng 5 năm (2009 – 2013) đã tăng gần 4 lần, từ 2.510 tỷ đồng năm 2009, vọt lên 10.150 tỷ đồng năm 2013.
Kết quả phân tích của Công ty Nghiên cứu Chính sách Regioplan (Hà Lan) cho thấy, sau hơn một năm áp mức thuế suất TTĐB mới dành cho mặt hàng bia (50% từ 1/1/2013), sản lượng bia giảm 8,2%, lượng tiêu thụ cũng giảm 7,5%.
Ông Phan Đăng Tuất – Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cho rằng, nếu tăng thuế cao quá sẽ làm giá bia tăng lên và tức khắc người tiêu dùng sẽ tìm tới những đồ uống có cồn không đảm bảo chất lượng thay cho bia mỗi khi có nhu cầu uống.
Theo lý giải của ông Tuất, thuế tiêu thụ đặc biệt cho bia hiện nay đã ở mức cao, nếu tăng lên nữa sẽ làm giá bia nội tăng lên. Khi đó, người dùng sẽ có hai phương án, một là tiếp tục uống bia ngoại vì thuế tăng chẳng "bõ bèn" gì so với biên lợi nhuận dày của các hãng bia ngoại, hai là đối với khách hàng bình dân, họ sẽ lập tức tìm tới bia cỏ, rượu tự nấu vốn có giá rẻ hơn rất nhiều.
Thêm vào đó, thuế đánh vào bia cứ cao vút như lộ trình đặt ra thì ngành bia nội sẽ rơi vào thảm cảnh “bị triệt tiêu” trước bia ngoại, mà mục tiêu đảm bảo sức khoẻ người dân và tăng thu ngân sách Nhà nước thì không đạt được.
Còn với quan điểm tăng thuế đánh vào mặt hàng bia sẽ khiến người dân chuyển sang uống bia cỏ, rượu tự nấu, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế nhấn mạnh, là thiếu căn cứ. Thậm chí, theo thống kê của ngành thuế thì những năm gần đây sản lượng bia hơi, bia cỏ đã giảm sút đáng kể, chứng tỏ khi thu nhập tăng lên thì người dân sẽ tìm đến sản phẩm có chất lượng.
Bộ Công Thương cũng đề nghị, nếu tăng thuế TTĐB cần có lộ trình 3-5 năm, sau đó cần giữ ổn định ít nhất năm năm. Và nên có chính sách thuế TTĐB hợp lý nhằm hạn chế rượu tự nấu trong dân và các đồ uống có cồn khác.
Bảo An/Người đưa tin
Video có thể bạn quan tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét