Có thể bạn quan tâm
Dành cho quảng cáo
- Dinh thự Trầm Bê: Tòa nhà xấu xí bậc nhất Việt Nam??
- Ông Đoàn Văn Vươn kiện UBND huyện Tiên Lãng về quyết định thu hồi đất
- Hàng xóm nói về dinh thự khủng của quan Bến Tre
- Cận cảnh dinh thự xa hoa của tổng tống Ukraine
Đó là lời trên Facebook cá nhân của tác giả bài viết "Nghĩ từ biệt thự của những quan chức về hưu", đang được bàn luận xôn xao trên mạng mấy ngày gần đây.
Nghĩa là, trước khi trình làng bài viết, tác giả biết chắc sẽ bị "ném đá" nhiều hơn là được tặng hoa hồng nhưng vẫn viết, thậm chí là "cảm ơn các bạn đã like, dislike, còm và chửi. Cá nhân tôi bảo lưu quan điểm và tự hào về bài viết này!".
Từ một bài báo thông tin về biệt thự khủng của quan chức nghỉ hưu, tác giả Hoàng Anh Minh đã có một bài viết được đăng trên Vietnamnet thể hiện quan điểm "dám rẽ trái" của mình.
Anh nói "Trong rất nhiều thứ mà con người muốn chiếm hữu, thì một hang đá ấm áp thời tiền sử cho đến một lâu đài lắp bồn tắm Mikazuki 1,1 triệu USD mỗi chiếc, luôn là một trong những lựa chọn quan trọng nhất. Mái ấm, suy cho cùng, vẫn là một nhu cầu cần được trân trọng".
Vì thế, không thể liên tưởng trường hợp ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng thanh tra Chính phủ, xây dựng một biệt thự gia đình ở quê nhà trên diện tích 1 ha đến các khu biệt thự quan chức khác như biệt thự nhà vườn của một quan chức Hải Dương, hay một quan chức cấp quận từng mua 5 căn biệt thự tại Hà Nội...
Rằng, "một quan chức cấp cao như ông Truyền, người có nhiều năm nắm giữ các chức danh cấp cao, có con làm đại lý bán bia Sài Gòn, sở hữu một tòa biệt thự được xây trên lô đất từng bị hoang hóa và được mua với giá rẻ" không có gì là bất thường.
Bởi theo tác giả, sự bất bình đã khiến công chúng quên đi khía cạnh pháp lý của vấn đề. "Nếu không chứng minh được căn biệt thự được xây dựng bằng những nguồn tiền/tài sản bất hợp pháp, mọi chỉ trích sẽ trở nên vô duyên và cách đặt vấn đề của báo giới, theo đó cũng là vô nghĩa".
Tác giả lấy làm tiếc rằng lối suy nghĩ một quan chức thì không nên và không thể giàu có, không được phép thụ hưởng những giá trị vật chất cao cấp, vẫn ngự trị trong một bộ phận công chúng.
Và "thật bất công khi một cựu quan chức một đời gom góp để cất được một căn biệt thự ở quê nhà, tự dưng lại phải đứng trước một tòa án công luận với một bản án tai tiếng treo lơ lửng".
Quan sát facebook cho thấy nhiều bạn của tác giả đều tỏ ý kiến đồng tình với quan điểm rẽ trái này. Nhưng phần lớn vẫn là ý kiến không đồng tình, thậm chí là khá gay gắt.
Căn biệt thự được cho là của ông Truyền
Cụ thể, với nhận định: "Người viết bài này đã có dịp rong ruổi từ Nam chí Bắc, chiêm ngưỡng những dinh thự hoành tráng gấp nhiều lần căn biệt thự của ông Truyền, ngắm những chiếc siêu xe vài triệu USD mà đôi khi chủ nhân chỉ là một chủ đầm tôm hay một trùm nuôi vịt xuất sắc" trong bài biết, trên Facebook của người có nickname Nguyễn Thông phản ứng:"Ối giời, thế mà cũng so sánh. Chủ đầm tôm hoặc chủ trại vịt người ta giàu vì người ta sản xuất, làm giỏi thì giàu. Còn ông Truyền, ông ấy là cán bộ nhà nước, chỉ làm công ăn lương nhà nước, chắc chả có sáng kiến, phát minh gì. Mà lương thì ai cũng biết, chỉ đủ cho ông ấy nuôi bản thân và vợ con, có tiết kiệm cũng chả đào đâu ra số tiền tỉ tỉ kia".
Tương tự, trên Facebook của nickname Doan Khac Xuyen viết: "Nguồn gốc tài sản của ông Truyền còn phải được chứng minh. Nhưng nếu một ông vua nuôi vịt hay nuôi tôm như Quang sú Cà Mau ở dinh cơ như ông Truyền hay đi xe Rolls Royce thì hoan nghênh quá đi chớ, có ai dị nghị làm gì? Nhưng quan thanh tra nhà ta có chứng tỏ được tài năng kinh doanh hay tích lũy bằng mồ hôi, công sức như những ông vua trên hay không, hay chỉ gợi cho ta liên tưởng tới quan thanh tra của Tchekov?
Đừng quên là việc kê khai tài sản của quan chức Việt Nam cho tới nay chỉ là hình thức, làm cho có để đối phó với dư luận và vì vậy mà đang phải bàn để làm lại".
Nhiều bạn đọc và các chủ Facebook cá nhân khác cũng có bình luận tương tự.Về điều này, tác giả Hoàng Anh Minh có nói "vài bạn hiểu sai rằng bài viết về sự vụ và ủng hộ ông Truyền, quên mất rằng dụng ý của tác giả là đề cập đến vấn đề chung của đời sống, không phải sự vụ đơn thuần".
Công bằng mà nói, quan điểm không nên mới chỉ nhìn các biệt thự to của quan chức đã vội nghi ngờ, quy chụp họ mờ ám là đúng. Và vai trò của truyền thông trong trường hợp này đúng là cần định hướng, làm rõ thông tin trước dư luận, chứ không được phép quy kết khi chưa có bằng chứng pháp lý rõ ràng.
Thế nhưng, như nhiều nhận định đưa ra, phải nhìn nhận rằng: "vấn đề không phải là rẽ phải hay rẽ trái. Mấu chốt của vấn đề phải đặt ra ở đây là, tại sao người dân ngay lập tức có những phản ứng đó trước thông tin về quan chức giàu?" - một người tên Tuấn Hải nói trên Facebook của Hoàng Anh Minh.
Tác giả không thể đánh đồng với biệt thự của các doanh nhân, nhà khoa học, giáo sư lớn bởi đó là tiền của chính họ. Biệt thự của các quan chức được để ý kỹ vì "xét trên thực tế tiền lương của công chức, viên chức, kể cả là công chức cấp cao như ông Truyền thì cả đời cũng thể tích cóp xây dựng được khối tài sản lớn như vậy" - trích lời bạn đọc trên Vietnamnet.
Hơn nữa, nếu nói dư luận thiếu cơ sở pháp lý đã vội quy kết thì khi tác giả nói ông Truyền là "người có nhiều năm nắm giữ các chức danh cấp cao, có con làm đại lý bán bia Sài Gòn, sở hữu một tòa biệt thự được xây trên lô đất từng bị hoang hóa và được mua với giá rẻ", "một đời gom góp" đã có đủ cơ sở pháp lý chưa?
Ai cũng có quyền bày tỏ quan điểm riêng, nhưng như vậy, vấn đề cốt yếu ở đây phải chăng là sự minh bạch - điều mà người dân luôn luôn rất cần?
Theo Một thế giới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét