Có thể bạn quan tâm
Dành cho quảng cáo
- Sửng sốt với clip bác sĩ công khai ăn tiền của người dân
- Bác sĩ "ép" bệnh nhân mua thực phẩm chức năng
- Vợ bác sĩ đòi lật lại vụ việc bị chồng đánh sẩy thai
- Trẻ sơ sinh tử vong, dân tố bác sĩ tắc trách
Đã đưa "lót tay" cho bác sĩ 2 triệu đồng, bé sơ sinh vẫn phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Vừa qua, báo liên tục nhận được đơn kêu cứu của sản phụ Hoàng Thị Quyền (SN 1993, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) về việc con chị, bé sơ sinh Trần Hoàng Tố Uyên (5 ngày tuổi) bị suy hô hấp cấp độ 3 vì bị tắm sai quy tắc, quy trình cấp cứu tại bệnh viện Thanh Nhàn chậm trễ.
Bệnh Nhi Tố Uyên bị hộ sinh tát vào mặt, thái dương.
Theo đơn trình bày của sản phụ Hoàng Thị Quyền, ngày 29/3, sau khi thăm khám, các bác sĩ khoa Sản bệnh viện Thanh Nhàn chỉ định sản phụ Quyền mổ đẻ vào khoảng 06h30' cùng ngày. Ca mổ thành công "mẹ tròn con vuông", em bé chào đời nặng 3,3 kg. Vì vậy, các bác sĩ yêu cầu gia đình sản phụ đưa 2 triệu đồng để "bồi dưỡng" kíp mổ.
Anh Trần Mạnh Thắng (chồng sản phụ) cho biết: "Thấy con gái khỏe mạnh, gia đình rất vui nên bảo nộp 2 triệu đồng "lót tay" tôi cũng đồng ý".
Tuy nhiên, sau một tiếng đồng hồ (tức khoảng 7h30') bé được mang đi tắm. Sau đó, toàn thân bé tím tái, co giật liên tục. Vì vậy, nữ hộ sinh đã bế cháu bé từ khoa Sản lên khoa Nhi cấp cứu. Trên đường đi, nữ hộ sinh liên tục tát vào mặt và thái dương cháu bé. Sau khi đến phòng cấp cứu (tầng 7), nữ hộ sinh vẫn "bình tĩnh" đặt bệnh nhi xuống bàn và viết bệnh án. Đến khi anh Thắng la lên "cứu con tôi với", các y bác sĩ mới vào sơ cứu. Thấy tình trạng của cháu bé nguy kịch, lãnh đạo bệnh viện quyết định chuyển cháu lên bệnh viện Nhi Trung ương lúc 12h cùng ngày.
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán, cháu bé bị suy hô hấp cấp độ 3, nên được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt, thở máy oxy.
Phòng tắm cho trẻ sơ sinh ở bệnh viện Thanh Nhàn.
Được biết, chỉ chưa đầy 5 ngày sau khi chào đời, bé Tố Uyên đã sút cân nghiêm trọng từ 3,3 kg khi sinh, giờ chỉ còn gần 2,6kg.
Đến ngày 1/3, chị Quyền được gia đình đón từ bệnh viện Thanh Nhàn lên bệnh viện Nhi Trung ương để chăm sóc con. Không thể kìm nén được sự phẫn nộ, chị Quyền cho biết thêm: "Tôi không thể tin vào mắt mình khi thấy một bên mặt của con gái thâm quầng, hai mắt tụ máu, con tôi phải thở oxy và ăn sữa mẹ bằng đường xông dạ dày. Trong khi đó, từ lúc mang thai đến khi mổ đẻ, các xét nghiệm đều cho thấy con tôi khỏe mạnh hoàn toàn".
Tiếp lời vợ, chồng sản phụ thở dài cho biết: "Tôi rất lo sợ, không biết con tôi sẽ lớn lên như thế nào, có thể phát triển bình thường hay không? Bởi khi mới sinh ra cháu đã phải chịu tác nhiều tác động ngoại lực, chịu đau đớn về thể xác".
Theo Tiến sĩ Trần Thị Thu Hương, Chuyên khoa sản bệnh viện Humburg, CHLB Đức, cho biết: "Van tim (ống động mạch nhỏ) của trẻ sơ sinh được mổ đẻ chủ động, sau 6h thì sẽ tự đóng lại bình thường. Chính vì vậy, thời gian tắm cho trẻ sau khi chào đời là 12h đối với mùa hè, sau 24h đối với mùa đông. Trường hợp cháu bé tắm ngay sau 1h sau chào đời là sai quy tắc mổ đẻ chủ động, là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp, dẫn đến ống động mạch nhỏ chậm khép lại do thay đổi nhiệt độ đột ngột".
Nói về việc cháu bé bị nữ hộ sinh tát vào mặt, thái dương, Tiến sĩ Lan nhấn mạnh: "Nguyên tắc kích thích hô hấp đối với trẻ sơ sinh chỉ được phép tát vào mông hoặc búng vào gan bàn chân, nghiêm cấm không tát vào mặt, đầu hay thái dương. Việc cháu bé sơ sinh bị tát vào mặt và thái dương, tụ máu ở mắt thì phải theo dõi tích cực, chụp chiếu xét nghiệm mới có thể kết luận chính xác cháu bị tổn thương ra sao. Nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé".
Để làm rõ về nội dung đơn "kêu cứu" của sản phụ Hoàng Thị Quyền, phóng viên đã liên hệ với lãnh đạo bệnh viện Thanh Nhàn, nhưng bị từ chối vì với lý do "các sếp bận họp".
Thời gian qua đã xảy ra nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị biến chứng, thậm chí mất mạng ngay sau khi chào đời, sau khi điều trị hay tiêm vắc xin.... do sự cẩu thả, tắc trách của y, bác sĩ, khiến dư luận bất bình, phẫn nộ. Tuy nhiên, sau những "sự cố" đó, chúng ta vẫn bắt gặp không ít "từ mẫu" có thái độ làm việc chủ quan, thiếu trách nhiệm, thực nghiệm chưa nghiêm túc những quy định về chuyên môn, quy tắc cũng như đạo đức nghề nghiệp. Rồi sau đó, để biện minh cho hậu quả mà mình gây ra hòng "che mắt" thiên hạ, họ nhẹ nhàng: "rất lấy làm tiếc, vì chúng tôi đã cố gắng hết khả năng, song không thể làm gì hơn được nữa". Lúc này đa số trường hợp gia đình bệnh nhi đau đớn buốt lòng nhưng cũng chỉ tự an ủi "con mình không may mắn".
Theo ĐSPL
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét