Có thể bạn quan tâm
Dành cho quảng cáo
- Cựu Thủ tướng Thái Lan bị bắt, Mỹ tuyên bố cắt viện trợ quân sự
- Thái Lan: Bạo lực kinh hoàng phản đối đảo chính, hơn 70 người thương vong
- Mỹ phản ứng đảo chính, Thái Lan sẽ ngả theo Trung Quốc?
- “Tránh nội chiến, Quân đội Thái Lan đảo chính để hóa giải bế tắc chính trường”
(Tinmoi.vn) Chiều 29/5, chính quyền quân sự Thái Lan đã huy động lực lượng hùng hậu lên tới hơn 1.000 binh sĩ, cảnh sát và dân quân tự vệ đến tượng đài Chiến thắng để trấn áp người biểu tình chống đảo chính.
Các ngả đường hướng về tượng đài Chiến thắng ở Bangkok bị phong tỏa, không phương tiện giao thông nào được phép qua lại, thậm chí người dân cũng không được lai vãng đến khu vực này. Xe cứu thương, xe kéo, xe tải được huy động chờ sẵn dọc khu bùng binh để cứu hộ hoặc bắt giam những người chống đối. Quân đội muốn mạnh tay dẹp loạn các cuộc biểu tình kéo dài đã 5 ngày nay.
Khoảng 1.300 cảnh sát và binh sĩ đã được huy động để trấn áp người biểu tình
Tuy nhiên, hôm qua không có hoạt động biểu tình nào xảy ra ở khu vực này. Sau hơn 4 giờ triển khai, toàn bộ lực lượng quân đội và cảnh sát đã rút khỏi hiện trường. Người dân cho biết, cuộc xuống đường chống đảo chính và quân đội chưa kết thúc.
Trước đó, tại thủ đô Bangkok, quân đội đã tổ chức cuộc họp báo quốc tế đầu tiên từ sau đảo chính ngày 22/5.
Tại cuộc họp báo, Trung tướng Phó Tham mưu trưởng lục quân Chatchalerm Chalermsuk thừa nhận đảo chính là bất hợp pháp, ngay cả lên kế hoạch đảo chính cũng bị xem là hành động phản quốc và những người tham gia vẫn có thể bị kết án tử hình.
Dù vậy ông cho rằng đảo chính là cần thiết để tạo quãng thời gian làm lắng dịu xung đột chính trị.
Ngày 29-5, tòa nhà chính phủ đã mở cửa trở lại sau sáu tháng đóng cửa do biểu tình chống chính phủ.
Tuyến đường quanh tượng đài chiến thắng không một bóng người trong giờ cao điểm
Đêm 28-5, tòa án quân sự đã bác đề nghị xin tại ngoại của nguyên Bộ trưởng Giáo dục Chaturon Chaisaeng (bị khởi tố vì vi phạm thiết quân luật) và đồng ý cho cơ quan điều tra tạm giữ 12 ngày.
Tối cùng ngày, Hội đồng Vì hòa bình và trật tự quốc gia thông báo điều chuyển thư ký thường trực văn phòng thủ tướng Tongthong Chandransu sang làm công việc bàn giấy tại văn phòng thủ tướng.
Ngày 28-5 (giờ địa phương), Cao ủy đối ngoại Liên minh châu Âu Catherine Ashton tuyên bố bày tỏ lo ngại về diễn biến chính trị tại Thái Lan. Bà kêu gọi Thái Lan nhanh chóng khôi phục hiến pháp và tiến trình dân chủ hợp pháp thông qua bầu cử đáng tin cậy. Bà cũng kêu gọi giới lãnh đạo quân sự trả tự do cho những người bị tạm giữ vì lý do chính trị và hủy bỏ lệnh kiểm soát báo chí.
Yên Yên (Theo Bangkok Post)
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét