- Vụ con trai chém chết cả nhà: Hung thủ có dấu hiệu tâm thần
- Hà Nội: Người tâm thần vẫn bị kết án tù chung thân
- Hiếp dâm thiếu nữ 18 tuổi tâm thần đến có thai
Sáng nay, ngày 13/8, Tòa án nhân dân Tối cao đã đưa ra xét xử vụ án Giết người xảy ra tại Yên Khê, Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội cánh đây 3 năm.
Đứng trước vành móng ngựa, bị cáo Vũ Văn Mạnh, người mang trên mình chứng bệnh tâm thần, mới bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt tù chung thân ở phiên sơ thẩm tỏ ra không bình thường. Bị cáo liên tục run bần bật, lảm nhảm trả lời những câu hỏi của Hội đồng xét xử và liên tục nói không nhớ, không biết.
Đây là vụ án đặc biệt, đặc biệt bởi người bị xét xử được Viện pháp y tâm thần trung ương xác định là có bệnh tâm thần, rối loạn cảm xúc lưỡng tính, giai đoạn trầm cảm nặng. Thế nhưng, ngày 28/4 HĐXX TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Vũ Văn Mạnh tù chung thân về tội giết người.
Bị cáo run bần bật tại phiên tòa.
Tại phiên xử sáng nay, Tòa án nhân dân tối cao đã triệu tập giám định viên thuộc Viện pháp y tâm thần trung ương để làm rõ nhiều tình tiết của vụ án. Trước câu hỏi của chủ tọa phiên tòa, cũng như thẩm phán của vụ án, giám định viên khẳng định kết luận bị cáo Vũ Văn Mạnh bị bệnh tâm thần dựa trên cơ sở khoa học và trải qua quá trình phân tích, đánh giá, theo dõi suốt 4 tháng.
Dưới góc độ chuyên môn, Giám định viên giải thích thêm người bị loạn thần là người có những hoang tưởng, ảo giác trong trạng thái bị trầm cảm nặng thì có thể xảy ra những hành vi không kiểm soát được.
Sau khi đánh giá những thông tin mà giám định viên cung cấp, cùng với thể trạng của bị cáo tại phiên tòa, HĐXX đã hội ý và đưa quyết định hoãn phiên tòa để xem xét, đánh giá chứng cứ, tài liệu của vụ án.
Trao đổi nhanh với luật sư Giang Văn Quyết, Đoàn luật sư TP Hà Nội, một trong những luật sư bảo vệ cho bị cáo Mạnh tại tòa, luật sư Quyết cho hay: "Tại phiên tòa hôm nay hình ảnh bị cáo rất đáng thương, rất tội. Bị cáo mang trong mình căn bệnh đã được cơ quan chuyên môn xác định là bệnh tâm thần. Một con người bị tâm thần mới có những hành vi trái pháp luật và không kiểm soát được như diễn biến vụ án đã xảy ra".
Ông Vũ Văn Mạnh từng được đưa vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh.
"Tôi cho rằng việc thẩm vấn một bị cáo bị mắc bệnh trầm cảm nặng như vậy, luôn run bần bật và lảm nhảm trước tòa sẽ khó đem lại kết quả. Thực tế việc làm này có phần nhẫn tâm. Quan điểm của tôi nên tiếp tục giám định lại sức khỏe, bệnh tình của bị cáo để đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật. Việc HĐXX hoãn phiên tòa là hợp lý", luật sư Quyết nhận định.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 15h40 ngày 8/9/2011, sau khi ăn xong, Mạnh cầm một con dao lấy từ bếp đi về phía Vũ Văn Thắng, con trai Mạnh đang đứng trước nhà. Thấy Thắng xin nên Mạnh không chém nữa. Cùng lúc đó, D., con rể Mạnh đi đến can liền bị Mạnh đâm một nhát vào sườn trái, phía sau làm D. ngã xuống đất. Dù D. cầu xin nhưng Mạnh vẫn nói “tao đâm chết mày”. Thấy thế, Thắng lao vào giật được con dao trên tay bố, còn D. được mẹ vợ đưa đi cấp cứu.
Không dừng tay, Mạnh tiếp tục chạy vào bếp lấy một con dao nữa chạy ra ngõ rồi sang nhà em trai mình đòi chém. Thấy đóng cửa nên Mạnh chuyển sang đối tượng khác. Với thái độ hung hãn, Mạnh nhìn ai là chém người đó. Khi không còn ai ở nhà em mình, Mạnh tiếp tục dùng con dao khác đi ra đường liên thôn.
Tại đây, Mạnh thấy Dương Thị Lan. Chẳng nói chẳng rằng, Mạnh vung dao lên chém một nhát vào đầu Lan. Thấy Lan bỏ chạy, Mạnh đuổi theo vào trong nhà thì gặp cháu của Lan. Mạnh tiếp tục giơ dao chém nhưng cháu của Lan chạy thoát. Mạnh lại quay đầu ra sân và gặp bà Nguyễn Thị Nhung. Chưa kịp phản ứng, Nhung đã bị chém nhiều nhát vào đầu gục tại chỗ.
Bà Nhung nằm đó, Mạnh tiếp tục sang nhà hàng xóm và hễ cứ gặp ai là Mạnh vung dao chém và đuổi theo người đó. Chỉ đến khi mọi người trong xóm cầm cuốc, xẻng chạy ra, Mạnh mới chịu dừng tay, bỏ chạy về nhà. Đến nơi, không hiểu vì lý do gì, Mạnh cầm dao, tự đập vào đầu, gây thương tích cho bản thân mình.
Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo Seatimes
(Trích Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009)
Video có thể bạn quan tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét