Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Chân dung "sư thầy đập hộp iPhone 6" qua lời kể của người mẹ

Chân dung "sư thầy đập hộp iPhone 6" qua lời kể của người mẹ

Có thể bạn quan tâm






  • Trục xuất sư thầy nợ hơn 3 tỷ đồng của phật tử

  • Sư thầy chùa Chàng Sơn từng mang 30 pho tượng lạ về chùa

  • Vụ chùa Bồ Đề "mua bán trẻ em": Nghi vấn sự liên quan của sư thầy Đàm Lan

  • Chân dung sư thầy dùng iPhone 6 và Vertu trên 600 triệu




“Khi Cường 13 tuổi xin vào chùa để đi tu, tôi bảo thôi ở nhà có đói thì cũng ở nhà với mẹ nhưng Cường nhất quyết đòi đi tu bằng được”, bà Nguyễn Thị Cản, mẹ sư Thích Thanh Cường nói.


Vừa bế cậu bé gần 3 tuổi trắng trẻo, đang bẽn lẽn khi gặp người lạ, bà cụ Nguyễn Thị Cản (68 tuổi), thân mẫu sư thầy Thích Thanh Cường, trụ trì chùa Cương Xá nói: Đây là cậu bé sư thầy nhận nuôi năm 2013 từ khi mới được 15 tháng tuổi.


Bà Cản nhớ lại, khoảng tháng 5/2013, có một người bế cậu bé đến chùa, nhờ nhà chùa trông hộ rồi không


thấy quay trở lại, nên sư thầy đã phải đăng báo, truyền hình để thông báo, nhưng cũng không thấy ai đến nhận. Do vậy, sư thầy đã phải ra UBND xã Tân Hưng đăng ký làm thủ tục nhận con nuôi, đặt tên là Phạm Minh Quân.


Khoảng 2 tháng sau, tức tháng 7 năm 2013, lại có người mang một bé gái mới sinh đến nhờ nhà chùa nuôi, 5 tháng sau do sư thầy Thích Thanh Cường đang phải nuôi bé Minh Quân nên đã giao bé gái này cho một đệ tử ở Tứ Kỳ nhận về nuôi.


“Từ khi có cháu Minh Quân mọi việc chăm sóc cháu bé từ thay tã, cho ăn bột đến uống sữa đều do một tay thầy chăm bẵm. Hiện nay, Minh Quân đã gần 3 tuổi, ban ngày thầy gửi cháu học tại trường mầm non của xã Tân Hưng, chiều đón về. Hai thầy con lúc nào cũng quấn quýt bên nhau”, bà Cản nói.


Chỉ tay về phía cậu thanh niên khoảng 20 tuổi đang đi lại trong sân chùa, bà Cản nói: Đó là cậu Chu Văn Chung, năm nay 21 tuổi, quê ở Tứ Kỳ, bố mất từ khi 13 tuổi, mẹ đi lấy chồng nên gửi Chung lại cho người bác ruột chăm sóc. Do hoàn cảnh khó khăn nên người bác phải đưa Chung đến Hội chữ thập đỏ tỉnh Hải Dương nhờ nuôi, biết chuyện sư thầy thương đã nhận Chung về chùa chăm sóc nuôi dưỡng 8 năm nay, Chung học đến lớp 4 rồi nghỉ học.


Đang nói chuyện bà Cản bỗng trầm ngâm, rồi bà tâm sự về hoàn cảnh gia đình bà. Năm 1972, kết hôn với người chồng cùng đi thanh niên xung phong với bà, quê ở Vĩnh Phúc, sau đó hai vợ chồng về quê bà ở Đông Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Dương lập nghiệp, đến 1973 thì sinh cậu con trai cả Phạm Ngọc Cường tức sư thầy Thích Thanh Cường. Ông bà sinh được 3 người con 2 trai, 1 gái, cậu con trai thứ 2 của bà hiện đang lập nghiệp tại miền Nam, còn cô con gái út thì lấy chồng ở Tứ Kỳ.


Bà Cản tâm sự về lý do tại sao con trai cả của bà Phạm Ngọc Cường lại đi tu. Bà nhớ lại, ngày ấy, gần nhà có ngôi chùa Toại An, xã Đông Kỳ, mẹ con bà thường sang chùa để tụng kinh và giúp sư thầy dọn dẹp chùa. Thấy hoàn cảnh mẹ con bà khó khăn, từ nhỏ Phạm Ngọc Cường, tính tình hiền lành, ngoan ngoãn, siêng năng lại rất thông minh, học kinh phật rất nhanh nên được sư thầy quý mến.


Năm 1985, Phạm Ngọc Cường 13 tuổi, một hôm khi bà đi làm về, trời đã tối nhưng vẫn thấy Cường nằm ở chõng tre chờ mẹ về. Thấy thế bà liền hỏi, thì Cường nói “Con xin mẹ cho con đi tu”, lúc ấy Cường đã chuẩn bị sẵn quần áo, gói gém cẩn thận vào một túi vải để đi.


Cường nói với bà, con đã cuốc đất và gánh đất cho chú tiểu ở chùa cả buổi chiều để nhờ dẫn lên chùa Toại đi tu. Thấy vậy, bà nói, khó khăn thì khó khăn ở nhà mẹ con rau cháo nuôi nhau, chứ không thể đi tu được. Nhưng Cường nhất quyết đòi đi tu nên bà đành phải chấp nhận cho thầy đi.



Bà Nguyễn Thị Cải (68 tuổi), thân mẫu của sư thầy Thích Thanh Cường (Ảnh: Xuân Hải)


Được sự chỉ dẫn của chú tiểu ở chùa Toại, Cường đã phải đi bộ 13 km từ chùa Toại đến chùa Tông ở xã Quang Khải để xuống tóc đi tu.


Bà Cản bảo, năm 1996, sư thầy Thích Thanh Cường nhập tự tại chùa Cương Xá, xã Tân Hưng, TP Hải Dương và trụ trì từ đó đến nay. Sau đó sư thầy đã đi học Đại học ở Hà Nội. Từ năm 2002 do nhà chùa cần người giúp việc, nên bà đã đến giúp việc cho nhà chùa. Chồng bà cũng đã mất được hơn 4 năm nay.



Bé Phạm Minh Quân gần 3 tuổi, con nuôi sư thầy Thích Thanh Cường (Ảnh: Xuân Hải)


“Do chùa Cương Xá xuống cấp nên sư thầy đã đi vận đồng công đức, từ thiện để xây dựng lại chùa, có sư thầy ở miền Nam đã công đức 21 tỷ đồng để xây chùa. Từ 2009 chùa được xây dựng lại, qua 5 năm xây dựng đến nay khu nhà thờ chính được xây dựng bằng đá nguyên khối, gỗ quý đang hoàn thiện, hiện chùa tiếp tục xây dựng khu nhà bếp, chuẩn bị xây cổng chùa bằng đá. Sư thầy cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng chùa để để kỷ niệm tròn 20 về trụ trì chùa Cương Xá. Sư thầy vừa mới mua điện thoại iPhone 6 hôm 24/9, thỉnh thoảng thầy lại dùng điện thoại iPhone 6 chụp ảnh để đẩy lên facebook”, bà Cản nói


Theo Giadinh Online



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

THẺ APEC

Kính chào quí khách đến với website


HKC chuyên cung ứng:
  • Dịch vụ khai hải quan hàng xuất khẩu – nhập khẩu cho các lọai hình: đầu tư, sản xuất-xuất khẩu, gia công, kinh doanh thương mại, quá cảnh, tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập, phi mậu dịch.
  • Công bố mỹ phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước.
  • Công bố thực phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước.
  • Xin giấy xác nhận miễn kiểm tra chất lượng thực phẩm và phụ gia thực phẩm nhập khẩu.
  • Xin giấy phép nhập khẩu tự động.
  • Nhập khẩu ô tô loại mới và loại đã qua sử dụng.
  • Xin giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm.
HKC luôn quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với đối tác qua :
- Đáp ứng hiệu quả các yêu cầu của khách hàng.
- Chi phí dịch vụ hợp lý.
- Trở thành đối tác tin cậy của khách hàng trong mọi giao dịch.

Sự khác biệt của HKC là:
- Hỗ trợ đối tác khai báo thuế xuất khẩu, nhập khẩu chính xác, hợp lý
- Đội ngũ nhân sự trên 10 năm kinh nghiệm thực tế về xuất khẩu, nhập khẩu
- Hoạt động rộng khắp tại Tp.HCM, Bình dương, Đồng nai;
đặc biệt là tại các KCN và khu chế xuất.
- Có trách nhiệm cao với công việc và hỗ trợ kịp thời các yêu cầu của đối tác.