- Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường: Thấy thi thể nạn nhân mới định được tội bác sĩ
- Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường: Dùng lưới móc câu rà tìm thi thể nạn nhân
Đến nay đã hơn mười ngày cơ quan chức năng cùng gia đình tìm kiếm thi thể chị H., nạn nhân vụ bác sĩ thẩm mỹ Nguyễn mạnh Tường phi tang nhưng vẫn chưa có kết quả.
Điều này đã khiến dư luận dấy lên nghi ngờ nạn nhân có thể đã được bác sĩ Tường phi tang theo một phương thức khác.
Lần giở lại những tình tiết của vụ án, có thể thấy bác sĩ phẫu thuật nạn nhân vào buổi chiều nhưng đợi đến sau 21 giờ mới dùng ô tô chở ra cầu Thanh Trì để ném xuống sông. Như vậy, không loại trừ khả năng bác sĩ Tường đã làm bệnh nhân chết từ trước lúc phi tang thi thể.
Một số tài liệu y học và kinh nghiệm thực tiễn cho thấy khoảng 2 giờ sau khi chết thì cơ thể bắt đầu co cứng. Tuy nhiên, khi bị thả xuống nước thì cơ thể bắt đầu phình ra do hoạt động của vi khuẩn. Tùy thuộc vào nhiệt độ của nước và thời gian trương phình mà xác người sẽ nổi lên nhanh hay chậm. Khi thi thể trương phình, khối lượng không thay đổi nhưng thể tích đã thay đổi làm cho cơ thể người xấu số nhẹ hơn nước mà nổi lên.
Bác sỹ Tường khi bị bắt.
Ông Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an Hà Nội nhận định là nạn nhân chết trên bờ mới bị thả xuống sông có thể nổi lên từ 18 – 25 ngày là có cơ sở.
Nên đọc
Chỉ có điều rất đáng lo ngại ở giả thuyết này chính là trong thời gian gần cả tháng trời mới nổi xác thì rất có thể việc giám định pháp y gặp khó khăn. Sông Hồng không thiếu những loại cá lớn ăn xác nạn nhân, hoặc trong quá trình phân hủy thi thể, các bộ phận như phổi có thể lọt nước, khó giám định.
Còn nhớ cuối năm 2010, khi chiếc xe khách từ Đăk Nông đi Nam Định trôi xuống dòng sông Lam ở địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh do lũ, kéo theo cái chết của hàng chục người. Chỉ sau 5 ngày xe trôi, các thi thể đã tự nổi lên, trôi về phía cầu Rong, hoặc cầu Bến Thủy (TP Vinh, tỉnh Nghệ An). Thi thể nào cũng trương phình.
Một giả sử rất đau lòng, nhưng hoàn toàn có thể xảy ra: đó là nếu không tìm được thi thể người xấu số trên sông Hồng thì sao?
Theo quy định hiện nay, một người chỉ được xem là chết khi có giấy chứng tử do bệnh viện cấp hoặc do chính quyền địa phương xác nhận nếu chết tại nhà một cách bình thường, không có điều nghi vấn. Các nạn nhân của thiên tai, nếu không tìm thấy xác thì được coi là mất tích, sau thời gian mất tích 6 tháng thì mới được kết luận là chết. Những người biến mất khỏi địa phương nơi sinh sống mà không tìm thấy xác, thì được coi là mất tích. Sau khi tòa tuyên bố người đó mất tích theo đơn yêu cầu của thân nhân người đó, phải 2 năm sau người đó mới được tòa tuyên là đã chết, cũng theo yêu cầu của thân nhân người đó.
pháp luật hình sự nước ta quy định lời khai chỉ được xem là chứng cứ khi nó phù hợp với các chứng cứ khác, hoặc tình tiết khác của vụ án. Nếu không tìm được xác nạn nhân, vẫn có thể xét xử bác sĩ Tường với các tội danh tương xứng hành vi phạm tội.
Nhưng chắc chắn sẽ khó khăn hơn nếu mọi nỗ lực của gia đình và cơ quan điều tra mà vẫn không tìm được xác nạn nhân. Vì vụ bất cứ vụ án nào cũng cần phải có tang chứng, vật chứng. Trường hợp trọng án liên quan đến mạng người thì thi thể người xấu số rất quan trọng.
Một giả thuyết nữa là nạn nhân bị bác sĩ bất lương này can thiệp để xác nạn nhân khó nổi lên trước khi thả xuống sông hoặc đem giấu xác ở nơi khác. Nếu điều này xảy ra, cơ quan điều tra cũng sẽ phải đấu tranh với ông Tường để tìm ra chân tướng sự thật. Bởi vì đó là mấu chốt quan trọng của vụ án để tiến hành xét xử.
Có những giả thuyết đau lòng, thì dư luận mạng xã hội cũng đặt ra giả thuyết mang tính an ủi hơn. Một số người nghĩ rằng chị H. sau khi được thả xuống sông thì may mắn vẫn còn sống. Nếu tình huống này xảy ra, đó là niềm vui vô cùng lớn của gia đình và bất kỳ ai quan tâm đến vụ án. Cuộc sống luôn có điều kỳ diệu, dẫu biết rằng nêu giả thuyết này là rất ngây thơ.
Theo Thanh Thanh (Một thế giới)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét