- Hổ con ngâm rượu bán cho đại gia
- “Săn hàng độc” ngâm rượu tết
- Kinh hoàng nước lã + hóa chất = rượu Tết
- Uống rượu Tết thế nào để chuyện ấy vẫn nồng cháy?
Thật khó để từ chối một lời chúc, một ly rượu nhân dịp năm mới. Với những người "tửu lượng cao", uống một vài ly không thành vấn đề, tuy nhiên, với những người không uống được, hoặc phải uống quá nhiều khiến cơ thể không kịp cân bằng lại thì rất dễ rơi vào tình trạng chếnh choáng, ngà ngà say. Khi đó, bạn bè, người thân hoặc những người xung quanh chỉ cần làm theo một trong những cách dưới đây để giải rượu và giúp người say nhanh chóng tỉnh táo.
Nước lọc: Cách đơn giản nhất để giải bia, rượu là uống nhiều nước, vì nước sẽ giúp pha loãng nồng độ cồn trong máu. Tuy nhiên, cần chú ý là không lựa chọn các loại nước giải khát hay nước tăng lực thông thường, đặc biệt là các loại nước có gas, bởi loại nước này có thể cho ra lượng khí carbon dioxide trong dạ dày và ruột non, đẩy nhanh tốc độ hấp thụ rượu làm tăng nguy cơ ngộ độc.
Nước cam pha mật. Cả hai loại này đều có đường fructose, một loại đường có khả năng giúp cơ thể tiêu hóa chất rượu nhanh hơn.
Quất và chanh có tác dụng rất tốt trong việc giải rượu. Lấy một cốc nước ấm sau đó vắt chanh, thêm 1 chút đường, 1 chút muối để thức uống thêm đậm đà, dễ uống.
Cũng có thể kết hợp quất (quất khô hoặc mứt quất) với trà mạn (trà khô), cho một ít nước vào sau đó đun lên, thấy nước trà sánh và đậm là được. Để nước trà hơi nguội, rót ra tách, vắt nước cốt quất tươi vào tách trà. Vị chua, mùi thơm của tinh chất chanh và quất sẽ giúp người say tỉnh táo, dễ chịu hơn.
Ngoài tác dụng làm đẹp, cà chua cũng có tác dụng tốt trong việc giải rượu. Trong cà chua có nhiều nguyên tố như cali, canxi, natri... chỉ cần uống một cốc nước ép cà chua chín, bỏ một chút muối để giảm độ chua hoặc có thể cho ít đường, nếu thích uống ngọt, sẽ giúp cơ thể cân bằng lại những nguyên tố đã mất trong quá trình say và bị nôn.
|
Chè xanh: Chất tanin trong trà có thể khử độc cồn cấp tính, chữa trị các hiện tượng hôn mê, ức chế hô hấp. Vì thế, trước khi tàn cuộc nhậu, hãy uống một cốc chè xanh nóng, bạn sẽ thấy tỉnh táo hơn.
Sữa chua có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm chậm quá trình hấp thu rượu, giải tỏa khó chịu sau say rượu.
Dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt, làm rượu nhanh chóng được bài tiết qua đường nước tiểu.
Nho có hàm lượng acid tartaric phong phú, có thể kết hợp với ethanol trong rượu hình thành este từ đó giúp giải rượu rất tốt.
Khi say rượu chỉ cần uống một cốc nước mía ép sẽ có tác dụng giải rượu nhanh chóng nhất.
Bột sắn dây: Pha một cốc bột sắn dây có vắt chanh để uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng giúp cho gan tham gia đào thải độc tố.
Gừng: Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng (có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải rượu
Nước bưởi: Ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu.
Cà phê đậm đặc: Uống cà phê giải rượu. Người say rượu, bia thường ngủ mê mệt. Lấy nước sôi pha một cốc cà phê đặc cho uống, một lúc sau sẽ tỉnh rượu.
Cháo nóng nấu loãng: Cho người say rượu uống một bát nước cháo nóng, nấu loãng sẽ hết say, vì chất cồn trong rượu gặp nước cháo loãng sẽ bị ngưng tụ lại làm cơ thể không hấp thụ được chất cồn nữa.
Bên cạnh đó, các loại quả như: táo, quýt, dâu tươi, lựu, lê...và cả sả, củ cải trắng, ngó sen, rau cần hoặc lá dong cũng có tác dụng rất tốt trong việc giải rượu. Tuy nhiên, những cách thức trên chỉ giúp người say tỉnh táo nhanh chóng chứ không làm giảm đi tác hại của rượu với cơ thể. Vì vậy, mỗi người nên tự biết "tửu lượng" của mình và uống rượu ở một chừng mực nhất định, không nên để say, làm mất tự chủ. Bên cạnh đó, sau khi uống rượu, bia, người uống không nên tự điều khiển ô tô hoặc xe máy, tốt nhất là nhờ bạn bè, người thân đưa về hoặc đi taxi về nhà.
Nguồn : ANTĐ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét