Dành cho quảng cáo
- 5 phi công, nữ tiếp viên Vietnam Airlines bị cảnh sát Nhật Bản triệu tập
- Cận mặt nữ tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật
- Nữ tiếp viên Vietnam Airlines buôn lậu dưới sự cho phép của cơ phó
- Tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt ở Nhật Bản: Cục Hàng không lên tiếng
Ngay sau nghi án tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt giữ tại Nhật Bản do có liên quan đến việc xách tay hàng trộm cắp, phía hãng hàng không cũng đã đình chỉ bay đối với 1 cơ phó và 4 tiếp viên, điều này khiến không ít người lo ngại đến một đường dây vận chuyển hàng phi pháp mà tiếp viên chỉ là một mắt xích.
Vụ việc bắt đầu từ khi nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc mang mã tiếp viên 35 của Vietnam Airlines bị nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp, trị giá khoảng 125.000 Yen Nhật (tương đương 25,7 triệu VNĐ) khi đi trên xe dành riêng cho đoàn bay từ khách sạn ở Osaka đến sân bay Quốc tế Kansai từ tháng 9/2013.
Ảnh minh họa
Cơ quan cảnh sát điều tra Tokyo cũng cho rằng tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc đã nhận đặt hàng với một phụ nữ Việt Nam 30 tuổi đang sống tại Nhật để buôn lậu quần áo ăn cắp, thậm chí tuồn hàng cho các thành viên khác trong đoàn bay, tuy nhiên tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc đã phủ nhận mọi cáo buộc của cơ quan điều tra.
Câu chuyện hàng “xách tay” mang từ nước ngoài về Việt Nam bằng đường hàng không thông qua tiếp viên, người trong đoàn bay không còn là câu chuyện lạ lẫm đối với nhiều người. Thế nhưng việc tiếp viên hàng không tiếp tay cho hành vi trộm cắp hoạt động ở nước ngoài và sau đó “tuồn” về Việt Nam tiêu thụ lại là vấn đề thực sự gây “sốc”.
Điều đáng lo ngại nhất chính là việc hành động tiêu thụ tài sản trộm cắp này không phải là hành vi đơn lẻ, bộc phát. Nếu như đó là cách làm đã chuyên nghiệp đã trở thành quy mô mà tiếp viên chỉ đơn thuần là một mắt xích của đường dây thì thực sự vụ việc đã trở nên rất nghiệm trọng và đáng báo động.
Phải chăng, việc quản lý tiếp viên, quản lý tổ bay còn lỏng lẻo, còn chưa nghiêm dẫn đến tiếp viên có thể dễ dàng mang hàng có nguồn gốc phi pháp về trong nước? Hay đằng sau đó có sự tiếp tay của những người khác để hành vi “đáng xấu hổ” này có thể “qua mặt” được cơ quan quản lý?
Có thể khởi tố vụ án hình sự Liên quan tới vụ việc nữ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines (VNA) bị cảnh sát Nhật Bản bắt giữ vì tình nghi vận chuyển hàng xách tay có nguồn gốc trộm cắp. PV Seatimes đã có cuộc phỏng vấn với luật sư Phạm Thị Hương, công ty luật Song Thanh về vụ việc này. Luật sư Hương cho biết: “Theo quy định tại Điều 6, Bộ luật hình sự Việt Nam thì Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này”. Luật sư Hương phân tích: “Hiện tại, mới là thông tin từ báo chí Nhật Bản, cơ quan điều tra, Cảnh sát Tokyo chưa chính thức xác nhận. Trường hợp, những thông tin báo chí Nhật Bản đăng tải là đúng sự thật thì theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam, Nguyễn Thị Bích Ngọc có thể bị truy tố về 1 trong 2 tội danh sau: Thứ nhất: Đồng phạm với vai trò giúp sức của Tội trộm cắp tài sản (theo quy định tại Điều 138) nếu Ngọc biết đó là tài sản ăn cắp và có sự thỏa thuận giá cả, hứa hẹn mua bán từ trước đó. Thứ hai: Tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (theo quy định tại Điều 250) nếu như Ngọc biết đó là tài sản ăn cắp nhưng không có sự hứa hẹn mua bán từ trước”. “Hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản chưa ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp nên có thể Ngọc (nếu có hành vi phạm tội) sẽ bị xét xử tại Nhật và được chuyển giao về Việt Nam để thi hành án”, luật sư Phạm Thị Hương cho biết thêm. |
Theo Seatimes
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét