Có thể bạn quan tâm
- Máy bay chiến đấu Trung Quốc rơi khi trình diễn
- Nhiều máy bay chiến đấu Trung Quốc áp sát giàn khoan Hải Dương 981
- Máy bay chiến đấu Trung Quốc xuất hiện trên vùng biển Việt Nam
(Tinmoi.vn) Giờ đây, khi có thể thiết kế và sản xuất những máy bay tinh vi hơn, Trung Quốc sẽ không còn xuất khẩu máy bay chiến đấu chất lượng thấp cho thị trường nước ngoài, tờ China Youth Daily ngày 11/7 khẳng định.
Máy bay chiến đấu Xiaolong do Trung Quốc và Pakistan hợp tác thiết kế
Trung Quốc bắt đầu cung cấp máy bay chiến đấu được thiết kế dựa trên các mẫu Mig của Liên Xô cho các nước đang phát triển từ những năm 1950. Cũng là một quốc gia đang phát triển, Trung Quốc không thể tự thiết kế một chiến đấu cơ chất lượng tốt. Không giống như hầu hết các máy bay chiến đấu của Mỹ cùng thời đó, các chiến đấu cơ của Trung Quốc không thể biến đổi buồng lái để phi công được an toàn và thoải mái hơn. Vì lý do này, Trung Quốc thường tặng chiến đấu cơ cho các đồng minh thay vì bán chúng.
Từ năm 1979 trở đi, Trung Quốc đã bán hàng ngàn máy bay quân sự và máy bay thương mại, máy bay không người lái cho 60 quốc gia trên thế giới. Với nhiều kinh nghiệm sản xuất chiến đấu cơ cho thị trường nước ngoài hơn, chất lượng của các máy bay Trung Quốc đã từng bước được cải thiện. Đồng thời, giá cả của chiến đấu cơ Trung Quốc hợp lý hơn so với máy bay của Mỹ hay châu Âu đối với các quốc gia đang phát triển. Đây là lợi thế lớn nhất của Trung Quốc.
Theo một báo cáo, giá của 1 chiếc F-16 là 65 triệu USD, 1 chiếc Su-27 là 50 triệu USD, cả 2 đều do Nga sản xuất. Trong khi giá một chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc ít hơn 40 triệu USD.
Trung Quốc đã thu được nhiều kinh nghiệm trong việc hợp tác thiết kết máy bay với các nước khác. Ví dụ như chiến đấu cơ FC-1 Xiaolong và máy bay huấn luyện K-8 được thiết kế nhờ sự hợp tác giữa Trung Quốc và Pakistan. Chất lượng những máy bay này tương tự như máy bay mà phương Tây thiết kế cho các quốc gia đang phát triển.
Theo China Youth Daily, trong tương lai, Trung Quốc không chỉ xuất khẩu máy bay quân sự sang các nước Đông Nam Á, Trung Đông, Châu Phi và châu Mỹ La tinh mà thậm chí máy bay tiêm kích, máy bay huấn luyện, máy bay chở hàng, máy bay không người lái và thậm chí cả máy bay thương mại có thể phổ biến tại các nước châu Âu. Một ngày nào đó, Trung Quốc còn có thể cạnh tranh với Mỹ và Nga để trở thành một trong những nước xuất khẩu máy bay lớn nhất thế giới, tờ báo cho biết.
Bảo Linh
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn
Video có thể bạn quan tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét