Có thể bạn quan tâm
- Mẹ chị Huyền: Xác chết mất đầu không bị bọc trong túi nilon
- Gia đình chị Huyền lên tiếng về thông tin tìm thấy xác
- Clip: Tìm xác chị Huyền, máy bức xạ quay tít trong TMV Cát Tường
(Tinmoi.vn) Theo nhận định của các chuyên gia pháp y hàng đầu Việt Nam, thì xác chết không đầu vừa được tìm thấy tại bến đò Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội khó có thể là chị Huyền. Bởi xác chị Huyền rất khó có thể nổi lên được.
Ngày 18/7, những người dân chài tại bến đò Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội phát hiện xác một phụ nữ bất ngờ nổi lên. Nạn nhân mặc áo hoa chấm tím, quần đen, cơ thể đã bị phân hủy mạnh, không có đầu, tay và chân bị rời ra chứng tỏ đã chết từ lâu. Từ những đặc điểm nhận dạng ban đầu, nhiều nghi vấn rằng đó là xác chị Huyền trong vụ “thẩm mỹ viện Cát Tường” được đưa ra. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến phản bác rằng đó không phải xác chị Huyền. Bởi từ lúc chị Huyền bị bác sĩ Tường vứt xuống sông Hồng đến nay đã 9 tháng. Nếu đó là xác chị Huyền thì nó đã phân hủy hết, chỉ còn xương không và cũng không nổi lên được.
Bến đò Văn Đức nơi phát hiện xác chết.
Để giải đáp những tranh luận của độc giả, PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trọng Toàn, nguyên Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội. Ông Toàn phân tích: Việc xác có phân hủy hết hay không phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường. Nếu nhiệt độ của vùng nước mà cái xác nằm dưới đó thấp, thì xác cũng được bảo quản rất lâu, và với điều kiện không bị cá ăn thịt. Tốc độ phân hủy phụ thuộc vào môi trường, sinh vật, vi sinh vật… và nhiều điều kiện khác. Trong trường hợp này, nếu môi trường nước lạnh thì khả năng xác chưa bị phân hủy hoàn toàn là có.
Còn việc quần áo nạn nhân không bị phân hủy, biến dạng cũng do nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất vẫn là môi trường, chất liệu quần áo.
Tuy nhiên, theo nhận định của ông Toàn với trường hợp chị Huyền, do nạn nhân đã bị rạch bụng (mổ, phẫu thuật thẩm mỹ - PV) thì không nổi lên được.
“Cơ chế nổi là do quá trình vi sinh vật lên hơi ở trong ruột tạo thành những bóng hơi giống như phao nên nổi lên. Nếu bụng đã bị rạch hay cá ăn ruột thì không thể nổi được nữa. Nhất là với nhiệt độ ở nước ta, nếu nằm dưới nước lâu như vậy thì rất khó nổi”, ông Toàn phân tích.
Còn theo đại tá Lê Việt Vùng, nguyên Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an cho biết, quần áo có thể không bị phân hủy biến dạng vì chất liệu sản xuất bây giờ tốt. Còn việc cái xác có phải của chị Huyền không thì trước mắt có thể giám định đại thể trước, xem tuổi nạn nhân là bao nhiêu, răng, hộp sọ… và những dấu hiệu nhận dạng khác. Những điều này gia đình có thể nhận biết qua những dấu hiệu cơ thể, qua đó xác định xem có phải người thân hay không. Nếu xác định được thì tiến hành xét nghiệm ADN để có kết quả chính xác nhất.
Việc xác có bị phân hủy hay không thì đại tá Vùng đồng quan điểm với ông Toàn về những điều kiện môi trường, vi sinh vật… tác động đến xác chết.
“Chỉ nhìn trên đại thể thì không khẳng định được, phải xét nghiệm ADN thì mới đưa ra được kết quả chính xác. Công nghệ ngày nay chỉ khoảng 2-3 ngày là có thể có kết quả”, đại tá Vùng nói.
Trước đó, sáng 14/4, trong phiên tòa sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã tuyên trả hồ sơ vụ án "Cát Tường" để yêu cầu điều tra bổ sung, do phát sinh một số vấn đề về chuyên môn y tế không thể làm rõ tại tòa. Vụ án được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm không chỉ bởi liên quan đến vấn đề y đức, mà còn bởi đây là trường hợp khá hy hữu khi cho đến nay, mặc dù cơ quan chức năng và gia đình đã nỗ lực tìm kiếm nhưng vẫn chưa tìm thấy thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền bị các đối tượng ném xuống sông Hồng…
Trong suốt quá trình điều tra và thực nghiệm điều tra, lời khai của đối tượng Nguyễn Mạnh Tường (bác sĩ) và bảo vệ Đào Quang Khánh khớp nhau về việc chở xác chị Lê Thị Thanh Huyền trên ôtô của Tường đến khu vực cầu Thanh Trì rồi ném xuống sông Hồng. Ngoài ra, căn cứ vào hiện trường vứt xác nạn nhân, hiện trường nạn nhân bị tử vong tại Thẩm mỹ viện Cát Tường nên dù chưa tìm được thi thể nạn nhân nhưng có đủ căn cứ để xác định việc ném xác chị Huyền xuống sông Hồng là có thật.
Nếu xác chết trên là của chị Huyền, thì nó sẽ là bằng chứng quan trọng trong việc xét xử bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường và đồng phạm.
“Sau khi có xét nghiệm ADN, nếu cái xác là của chị Huyền thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành khám nghiệm thương tích. Chỉ cần còn xương và tủy xương vẫn có thể làm được xét nghiệm về tác động đến cái chết”, ông Toàn nói.
Ông Phạm Đức Quang (cậu ruột chồng chị Huyền) cho biết, hiện gia đình đã yêu cầu được xét nghiệm ADN để xác minh xem đó có phải xác chị Huyền hay không.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin…
Thuận Phong
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn
Video có thể bạn quan tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét