- Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường: Nạn nhân “hoàn toàn có cơ hội sống...”
- Xác nạn nhân bị thẩm mỹ viện phi tang vẫn chưa được tìm thấy
Ngày 25/10, TS Nguyễn Huy Thọ, nguyên chủ nhiệm khoa phẫu thuật tạo hình và hàm mặt (Bệnh viện 108), cho hay đã nhận khám cho năm bệnh nhân của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, hai người trong số này có một nâng mũi, một hút mỡ đùi và có biến chứng.
“Những bệnh nhân của bác sĩ Tường có thể có hoặc không có biến chứng nhưng cần tư vấn, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ kiểm tra lại hoặc tư vấn” - TS Thọ cho biết.
Quy trình cấp phép cho một thẩm mỹ viện hoạt động khá chi tiết. Trong đó về mặt nhân sự, giám đốc thẩm mỹ viện phải có thời gian hành nghề trong lĩnh vực được cấp phép năm năm, có chứng chỉ học lớp phẫu thuật thẩm mỹ và tạo hình (trước đây cả nước chỉ có ĐH Y Hà Nội cấp loại chứng chỉ này, nay có thêm một trường ĐH y khác cũng được cấp).
Đối với bác sĩ đang hành nghề tại cơ sở y tế công lập xin hành nghề tư nhân thì bệnh viện nơi bác sĩ công tác phải có nhận xét làm việc đủ năm năm tại bệnh viện trong lĩnh vực cần cấp phép.
Tuy nhiên, một chuyên gia về y tế cho rằng quy trình này mới nhìn tưởng rất chặt chẽ nhưng vẫn có điểm sơ hở. Điển hình là phạm vi chứng chỉ hành nghề không phân định rõ danh mục như ở nước ngoài.
Ví dụ, bác sĩ được cấp chứng chỉ hành nghề ngoại khoa sẽ được làm tất cả kỹ thuật liên quan đến ngoại khoa, bác sĩ có chứng chỉ răng hàm mặt sẽ được làm tất cả kỹ thuật liên quan răng hàm mặt... Trong khi y khoa là cần chuyên ngành sâu mới đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Nên đọc
Nguồn : Tuổi trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét