- Tiếng kêu cứu nao lòng của gia đình mắc bệnh nan y
- Bi kịch của trẻ em đường phố Việt Nam
- Một cô gái trẻ bị “lão hóa” vì không tìm ra căn bệnh nan y
- Những căn bệnh nan y “hiện đại” đóng mác teen
(Tinmoi.vn) Khi cô bé Ella Louise chuẩn bị ra đi, hình hài yếu ớt và nhỏ bé bị những những cơn đau đớn giằng xé, người mẹ có trái tim tan vỡ chỉ biết đứng nhìn trong vô vọng.
Linda van Roy nói rằng bà không thể giúp được đứa con bị bệnh giai đoạn cuối của mình trong những giờ phút cuối cùng.
Bà nói: “Vào giai đoạn cuối, họ bảo tôi rằng rằng tốt nhất là không nên truyền dịch nữa, bởi vì trẻ con có thể sống sót mà cần rất ít dung dịch. Vì vậy chúng tôi ngừng cho cô bé ăn. Sau cùng, đứa trẻ chỉ còn da bọc xương.”
Bé Ella Louise 10 tháng tuổi đã qua đời hai năm trước bởi căn bệnh Krabbe, một chứng đột biến gen giai đoạn cuối hiếm gặp sẽ phá hủy hệ thống thần kinh của bệnh nhân. Trong những ngày cuối đời của Ella Louise, khi bé được sử dụng các biện pháp giảm đau, bà van Roy nói rằng bà vẫn còn nhớ khuôn mặt đau đớn của con gái bà. “Nó chết hôm thứ 3 hay hôm thứ 2, chúng tôi nhìn mặt con bé vẫn đang phải chịu đau đớn. Sau đó, bạn sẽ cảm thấy tức giận khi biết không có loại thuốc nào có thể giúp nó hết đau.”
Bà ước rằng bà có thể dùng một liều thuốc chêt người để làm cái kết cho cuộc sống ngắn ngủi của cô bé đến nhanh hơn.
Sự đau khổ khôn nguôi
Nên đọc
Bỉ đã công nhận việc thực hiện “cái chết nhẹ nhàng” từ năm 2002 khiến cho những người mắc bệnh nan y có thể kết thúc cuộc đời một cách dễ dàng hơn với những đau đớn thần kinh và thể xác không thể chịu đựng nổi. Trẻ vị thành niên đã được đưa vào đề xuất ban đầu nhưng đã bị gạt ra khỏi điều luật cuối cùng vì lý do chính trị.
Hiện các nhà lập pháp của Bỉ đang tranh cãi về một dự luật cho phép mở rộng “quyền được chết” dành cho những người dưới 18 tuổi bị ốm trong giai đoạn cuối và cơ thể bị đau đớn không thể chịu đựng nổi. Dự luật này sẽ được thảo luận tại cuộc bỏ phiếu của hội đồng Thượng viện vào hôm qua (27/11) để trở thành một điều luật chính thức.
Với trường hợp cô bé Ella-Louise, chỉ vì em là một đứa trẻ nên không đủ tiêu chuẩn được hưởng một cái chết nhẹ nhàng. Theo luật pháp hiện tại, bệnh nhân có thể phải liên tục gửi các yêu cầu cho một cái chết nhẹ nhàng trong vô vọng. Nhưng bà van Roy tin rằng lũ trẻ mắc bệnh và các ông bố bà mẹ của chúng có thể có một lựa chọn khác đó là quyền chọn khi nào được chết.
Trong tháng này, 16 bác sĩ nhi đã viết một “tâm thư” yêu cầu mở rộng thủ tục này. Một bác sĩ cho biết: “Các bác sĩ thực hiện việc chấm dứt cuộc sống của một đứa trẻ không khác gì so với một người lớn cả, nhưng bởi vì điều này hiện nay vẫn còn chưa sáng tỏ, và đó là bất hợp pháp. Không có nhiều căn phòng để làm những điều trái pháp luật này.” Ông thấy căng thẳng vì chỉ có rất ít đứa trẻ chọn cách ra đi sớm, ví dụ như những em bị bệnh ung thư, người vẫn có thể nhận thức nhưng phải chịu đau đớn kinh hoàng.
Theo nghiên cứu viên Kenneth Chambaere ở Đại học Free Brussels chuyên nghiên cứu về việc chăm sóc “thời gian cuối đời” và “cái chết nhẹ nhàng”, yêu cầu của các bệnh nhân được ra đi nhẹ nhàng đã tăng lên từ 1,1% trước năm 2002 lên 1,9% vào năm 2008. Trong đó có trường hợp các bác sĩ đã vội vàng kết thúc cuộc đời một bệnh nhân mà không có sự đồng ý của họ đã tăng lên đáng kể. Theo ông, “những người ít tuổi hầu hết chết do tai nạn hay chấn thương. Vì vậy đó là những cái chết rất đột ngột và không cần đến các quyết định để kết liễu cuộc đời. Và họ cũng hiếm khi yêu cầu “cái chết nhẹ nhàng””.
Ông cho rằng những tranh cãi hiện nay tại Bỉ là một trong những nguyên tắc quan trọng, “chỉ vài đưá trẻ chọn cái chết nhẹ nhàng nhưng luật pháp giờ đây đang chống lại chúng.”
Sự chăm sóc giúp giảm đau
Ở Hà Lan, các bệnh nhân hơn 12 tuổi được phép yêu cầu “cái chết nhẹ nhàng” với sự đồng ý của gia đình cho thấy: Chỉ 5 đứa trẻ chọn biện pháp này từ khi điều luật được ban hành vào năm 2002.
Nhưng các nhà chức trách cho rằng trẻ em không thể đưa ra quyết định chấm dứt cuộc đời mình. Nữ y tá giúp giảm đau Sonja Develter chuyên phụ trách chăm sóc cuối-đời cho trẻ em nói rằng trong số 200 trẻ em cô chăm sóc cho chúng trước khi chết, cô chưa bao giờ gặp một ai yêu cầu được chết sớm hơn.
Cô nói: “Bọn trẻ luôn quan tâm tới gia đình. Quyết định đó đối với chúng thật là khó khăn bởi vì chúng cảm thấy chúng đang dần đi xa, nhưng chúng không thể nói với cha mẹ bởi vì đó không phải là điều họ muốn nghe.” Chúng nói với tôi: “Chết không khó, nhưng làm ơn chăm sóc bố mẹ cháu.”
Cô Develter lo lắng rằng đưa cho lũ trẻ chọn lựa ra đi có nghĩa là chúng phải quyết định dựa trên những gì chúng nghĩ rằng gia đình chúng muốn nghe, và đó là một sự căng thẳng khủng khiếp với những đứa trẻ có thể cảm thấy chúng là gánh nặng cho những người chăm sóc.
Một trong những bệnh nhân của cô Sonjia là Izabela Sacewicz, mắc bệnh Hutington, một căn bệnh thần kinh làm giảm mạnh nghị lực sống của các đứa trẻ. Tám năm trước, cô là một đứa trẻ hiếu động, dẫn đầu lớp học ,theo lời bà mẹ kể. Giờ đây, bước sang tuổi 18, cô không thể ăn hay đi bộ mà không được giúp đỡ. Cô nói rất khó, nhưng vẫn có thể nhận thức được.
Trong đau khổ, bà lựa chọn những từ nhẹ nhàng nhất có thể nghĩ ra để giải thích “cái chết nhẹ nhàng” là gì: “Cái chết nhẹ nhàng có nghĩa là nếu con thấy không khỏe, con không hạnh phúc chút nào và bạn không muốn ở đây nữa, con muốn ra đi, tới với Chúa. Nhưng nếu con đi khỏi, con sẽ đi mãi mãi.”
Izabela lắng nghe, sự căng thẳng thể hiện rõ trên khuôn mặt
Mẹ cô hỏi: “Con nghĩ điều đó là tốt hay không tốt?”
“Không tốt ạ.” Cô nói vừa đủ nghe.
CK (Theo CNN)
Tinmoi/Seatimes
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét